Chupa Chups “nhuộm xanh cuộc vui” cùng giới trẻ với việc áp dụng gamification vào marketing

Chiến dịch OOH “bắt trend” của Nam Dương: Khi quảng cáo truyền thống vẫn có thể trở nên viral
November 2, 2020

Khi nhãn hàng áp dụng gamification vào marketing

Khác với các hoạt động quảng cáo thông thường như TVC, Poster, Banner, quảng cáo với gaming mở ra một cơ hội để thương hiệu và người dùng có thể tương tác với nhau vào cùng một thời điểm theo hướng năng động và thú vị hơn rất nhiều.

Khi sân chơi Digital Marketing đang dần bão hòa với những câu chuyện về nhận diện thương hiệu, tăng lượt truy cập hay mua sắm hàng hóa, các nhà quảng cáo luôn khó tránh khỏi sức ép trong việc đổi mới chiến lược tiếp thị của mình.

Nói cách khác, việc tìm ra những hình thức mới giúp gia tăng sự tương tác giữa thương hiệu và người dùng, mà xa hơn, là sự yêu mến lâu dài của người dùng dành cho thương hiệu chính là điều các nhà quảng cáo luôn hướng đến.

Vì vậy nhiều doanh nghiệp tin rằng, “gamification” là một giải pháp tiềm năng giúp họ bứt phá hành trình chinh phục trái tim người dùng và đạt được tất cả những mục tiêu marketing kể trên.

 

Gamification trong hoạt động Marketing

Trải nghiệm gaming trong các hoạt động marketing, hay được biết đến với thuật ngữ “gamification”, là hoạt động được ra đời với mục tiêu kích thích người dùng thực hiện hành động dựa vào nguyên tắc “phần thưởng tạo ra động lực”.

Điều đó có nghĩa, nhằm đạt được một phần thưởng hấp dẫn, người dùng sẽ chấp nhận tham gia thử thách của thương hiệu một cách tích cực nhất.

Gamification mang lại những cảm xúc tích cực về mặt trải nghiệm cho người dùng như có được trải nghiệm vui vẻ, được quan tâm, cảm giác chinh phúc khó khăn và được công nhận bởi thành tích.

Điều này đã lý giải phần nào cho bài nghiên cứu “Does gamification affect brand engagement and equity?” của tác giả Nannan Xi & Juho Hamaria được đăng tải trên Sciencedirect, “gamification” đang trở thành xu hướng trong marketing bởi sự ảnh hưởng tích cực giúp các nhà quảng cáo tăng tương tác với đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới, đặc biệt là nhóm người dùng Gen Z – một thế hệ rất nhiều tiềm năng để tiếp cận.

Facebook Instant Game – một nền tảng hoàn hảo cho gamification.

Vậy, với tính chất ngắn hạn thường thấy của các chiến dịch Marketing, doanh nghiệp sẽ đầu tư ngân sách và nguồn lực thế nào cho một trò chơi độc đáo?

Hiện nay, Facebook Instant Game được xem là một nền tảng vô cùng tiềm năng nhưng vẫn chưa được nhiều thương hiệu chú ý đến. Theo Google Kantar Report về hành vi của người tiêu dùng đối với các trò chơi điện tử, mỗi ngày có đến 68% người dùng Internet tại Việt Nam sử dụng thiết bị di động để chơi game.

Facebook Instant Game không chỉ giải quyết được bài toán dung lượng và cảm giác muốn chơi ngay cho người chơi, mà còn về chi phí xây dựng, quảng bá và duy trì game cho các nhà phát hành.

Lấy ví dụ từ Chupa Chups – thương hiệu kẹo hàng đầu Việt Nam – đã ứng dụng lý thuyết chơi game vào chiến lược marketing nhân dịp ra mắt sản phẩm Kẹo Dẻo Sour Belt Tô Màu – một dòng kẹo chua ngọt có khả năng tô xanh màu lưỡi.

Trò chơi được phát hành trên nền tảng Facebook instant game với tên gọi “Nhuộm xanh cuộc vui”, thử thách người chơi bắt được nhanh và nhiều kẹo xanh dương nhất có thể để giúp nhân vật trong game hoàn thành bức tranh bằng chiếc lưỡi đổi màu của mình.

Thương hiệu đã triển khai gamification một cách triệt để trong Nhuộm xanh cuộc vui” qua các yếu tố cốt lõi của thiết kế trải nghiệm.

1 – Sức mạnh của sự đơn giản hóa

Với cách chơi vô cùng đơn giản không cần thực hiện nhiều thao tác nút bấm, người dùng có thể dễ dàng chơi mà không gặp bất cứ khó khăn gì. Tuy nhiên để ghi danh trên bảng xếp hạng thì không hề dễ chút nào.

Người chơi khi đạt mức điểm càng cao thì game sẽ tăng dần độ thử thách với tốc độ kẹo được gia tăng cùng với số lượng kẹo “bẫy” khác màu cũng rơi xuống nhiều hơn.Nếu không may chạm vào các thanh kẹo “bẫy”, người chơi bị trừ điểm và không thể chinh phục những kỷ lục đáng gờm trên bảng xếp hạng.

Do đó, “Nhuộm xanh cuộc vui” sẽ tạo động lực khiến người chơi mong muốn chơi lại nhiều lần để chinh phục được thử thách và đứng top trên bảng xếp hạng.

2 – Hoàn toàn miễn phí

Được phát triển trên nền tảng Facebook Instant Game, “Nhuộm xanh cuộc vui” hoàn toàn miễn phí, không tốn dung lượng máy của người chơi, cũng như có thể chơi ngay mà không mất thời gian tải xuống hay phải đợi tải trang nếu trang có nhiều người truy cập.

3 – Kết thúc nhanh & có thể chơi lại nhiều lần

Người chơi chỉ có 60s hoặc 3 lần ấn sai màu kẹo quy định trong suốt mỗi vòng. Ở một góc nhìn khác, người chơi có thể chủ động chơi lại từ đầu hết lần này đến lần khác tùy sở thích để đạt điểm tối đa.

Kết quả là ngay khi game vừa mới ra mắt tuần đầu, “Nhuộm xanh cuộc vui” đã đạt hơn 11.000 người chơi với số lượt chơi hơn 25.000 và con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Qua đó, có thể thấy nếu các nhà quảng cáo biết cách ứng dụng gamification hiệu quả vào hoạt động marketing, thì thương hiệu sẽ có thể gia tăng tương tác với người dung, tạo thêm sự thích thú, độc đáo tại mỗi điểm chạm thương hiệu.

Về nhãn hiệu Chupa Chups & tập đoàn Tập đoàn PERFETTI Van Melle:

Perfetti Van Melle hiện là tập đoàn sản xuất bánh kẹo lớn thứ 3 trên thế giới, và dẫn đầu lĩnh vực này tại nhiều quốc gia trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, nhà máy được xây dựng tại Bình Dương với 100% vốn nước ngoài – thuộc tập đoàn Perfetti Van Melle, với 27 nhà máy trên toàn thế giới – chuyên sản xuất và phân phối kẹo và chewing gum cao cấp cho hơn 130 quốc gia.

Chupa Chups đã được tập đoàn Perfetti van Mella phân phối ở trên 170 quốc gia trên thế giới. Hàng năm có khoảng 4 tỷ rưỡi viên Chupa Chups được tiêu thụ trên khắp thế giới.

Perfetti Van Melle Việt Nam còn có một loạt nhãn hiệu kẹo khác nổi tiếng với nhiều trẻ em như Alpenliebe, Center Fruit, Golia, Cofitos, Mentos, Happydent,…

Về Think Digital

Think Digital với định vị là một Innovative Digital Company tập trung vào các giải pháp mang tính đổi mới sáng tạo và hiệu quả cho các hoạt động Marketing, Sale và vận hành doanh nghiệp. Với năng lực cốt lõi từ Strategy Planning, Media Booking, Creative Production & Consulting, Think Digital đang là đơn vị tư vấn và cung cấp giải pháp Marketing, Branding, Communication cho hơn 100+ nhãn hiệu lớn trong và ngoài nước.

Tìm hiểu thêm về các thương hiệu trong hệ sinh thái của Think Digital.

Tại Think Digital, phương châm làm việc của chúng tôi là làm điều đúng đắn, đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và luôn cập nhật và ứng dụng các giải pháp mới nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chúng tôi luôn đề cao tính đổi mới và hiệu quả trong công việc, cùng với tinh thần cầu tiến và không ngừng học hỏi để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi.

Chúng tôi tạo ra một môi trường làm việc năng động, sáng tạo và đầy thử thách, nơi mà các Thinkers có thể chia sẻ ý tưởng và cùng nhau làm việc để đạt được mục tiêu chung. Tất cả các thành viên trong đội ngũ Think Digital đều giữ vững tinh thần trách nhiệm, tôn trọng đồng nghiệp và giúp đỡ lẫn nhau để đạt được mục tiêu của công ty.